Còn cuộc đời ta cứ vui...(tản văn)
logo

1. Có lần tôi nói: Không biết sau này có khi nào anh không thể viết nổi nữa không nhỉ! Kiểu như là hết lộc ấy.
Em cười bảo: Anh cứ làm như là kiểu “được các quan cho ăn lộc ấy”
Ừ, ăn lộc chứ! Mình viết được, mọi người cảm được, yêu chữ mà mua, mà đến học cũng là nhờ một phúc phần nào đó từ thầy tổ hay đấng vô hình.

Nói đến đây, tôi lại nhớ, nhiều lần anh chị em bạn hữu bảo: Ngẫu còn say mê thì cứ viết, cứ tận hưởng, sau này bận bịu vợ con, trăm thứ lo lại không viết được.

Lúc ấy, tôi nghĩ, có gì đâu mà không viết được. Vừa là đam mê từ bé, lại có nhân duyên, lại có cả tiền. Gia đình vợ con chắc chắn phải là người hiểu chuyện.

Nhưng đúng là. Nghĩ đi nghĩ lại, không phải biết viết rồi thì lúc nào tôi cũng viết được. Nhiều lúc không biết viết gì, khi lâu không đọc sách. Nhiều lúc viết không được gì, vì tâm thế không an.
Có thể, sẽ đến một ngày cạn duyên chăng?

 

2. Từ khi làm truyền thông, đọc sách về thiết kế ấn phẩm truyền thông. Tôi dần nhận được những lý thuyết về bố cục cho chữ của mình. Tôi cũng lại hiểu được rằng, mỗi bức chữ cũng như một ấn phẩm truyền thông. Những nội dung, những sắp xếp nhấn nhả sẽ tạo ra những thông điệp gì đó góp phần vào tư tưởng của người xem.

Lại thêm những chuyện trong đời, tôi thấy, chữ có viết có cao siêu, thâm u huyền bí gì cũng là điều hay. Nhưng chữ mà giúp người ta đơn giản sống, nhắc nhở những thứ đơn giản hàng ngày cũng rất tốt.
Ừ, chả thế mà, có hôm tôi và chị Búp nói về chữ “Xởi lởi giời cho”. Tối đó tôi viết luôn, chưa kịp khô thì có khách ngó vào xin mua luôn. Anh nhờ bồi biểu đàng hoàng rồi mang về treo nhà.
Ừ, chả thế mà, chữ thầy Nhất Hạnh rất giản đơn. Nội dung thầy viết cũng ngắn gọn và gần gũi như câu nói thường ngày.
...
Còn miên man, cứ tạm gõ ra đây vài lời.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng